Với sự đa dạng của các phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ, việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển ngôn ngữ và hứng thú của con. Bài viết này cung cấp những thông tin tổng quan về 8 phương pháp dạy tiếng Anh cho các bé nhỏ, đồng thời khám phá hiệu quả mỗi phương pháp đối với quá trình học tập của các em. Bố mẹ và thầy cô theo dõi cùng Chip Chip nhé!
Giảng dạy ngôn ngữ thông qua các nhiệm vụ (Phương pháp Task-based)
Phương pháp giảng dạy này dựa trên nhiệm vụ được giao, tách biệt với kỹ năng và năng lực cá nhân, dạy cho bé những điều mà con thực sự cần biết để đạt được mục tiêu của mình. Các nhiệm vụ phải dựa trên tình huống thực tế phổ biến mà con có thể gặp phải, chẳng hạn như đang đi du lịch, khi nói chuyện với người nước ngoài trong khách sạn, sân bay hoặc nhà hàng.
Bé sẽ được học tiếng Anh thông qua các tình huống giả định, ví dụ như gọi đồ ăn trong nhà hàng, giới thiệu bản thân với các bạn trong lớp hoặc bất kỳ nhiệm vụ nào mà thầy cô giao. Để phương pháp này có hiệu quả, giáo viên phải hiểu rõ nhu cầu và mong đợi của bé. Nếu không có điều đó thì không thể thiết kế được bài học giúp bé vận dụng ngôn ngữ thành thạo trong những tình huống cụ thể.
Những giáo viên quyết định sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên nhiệm vụ phải luôn tự hỏi mình một câu hỏi – Tại sao học sinh của tôi lại học tiếng Anh? Câu trả lời cho câu hỏi đó sẽ giúp phát triển một chương trình vững chắc phù hợp với con.
Phương pháp tiếp cận dự án (Project-based approach)
Một phương pháp dạy tiếng Anh thành công khác là dựa trên quá trình giảng dạy và dựa trên các dự án và hoạt động dự án. Phương pháp tiếp cận dự án này ban đầu được sử dụng chủ yếu cho học sinh trung học và người lớn có chuyên môn, nhưng trong 10 năm qua, các nhà giáo dục đã bắt đầu sử dụng để dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ và trẻ mẫu giáo.
Phương pháp này hướng tới việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tư duy sáng tạo. Sau khi kết thúc mỗi chủ đề học tập, bé phải hoàn thành một dự án và “bảo vệ” bằng cách trình bày nội dung của dự án đó và phản biện các câu hỏi được đặt ra bằng tiếng Anh.
Ví dụ, nhờ xây dựng các chủ đề như “món ăn yêu thích của tôi”, “thú cưng của tôi là…” hoặc “trong nhà tôi có…” trẻ có cơ hội nói về những điều quan trọng đối với con. Thông qua việc sử dụng đồ họa và hình ảnh, thuyết trình và tranh luận, quá trình học tiếng Anh trở nên hấp dẫn và thú vị hơn, giúp bé ghi nhớ từ vựng và cụm từ mới dễ dàng, đồng thời tự tin giao tiếp và thể hiện ý kiến cá nhân.
Gamification – Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ
Gamification trong giáo dục là phương pháp tích hợp các yếu tố trò chơi như thang điểm, xếp hạng, thử thách, phần thưởng,… vào quá trình dạy và học. Việc ứng dụng gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho các bé mang lại nhiều lợi ích vượt trội đối với cả thầy cô lẫn học sinh.
Một ưu điểm lớn mà “game hóa” mang lại chính là việc cung cấp các yếu tố vui nhộn tạo hứng thú cho quá trình học. Đặc biệt, với đối tượng học là các bé nhỏ, lứa tuổi mang trong mình tâm lý tò mò và ưa thích khám phá những điều mới mẻ, phương pháp này có thể kích thích đáng kể sự tham gia vào bài giảng của con. Khi trẻ chơi trò chơi, con hòa mình vào thế giới đầy hứng thú. Mỗi trò chơi đều có những quy tắc mà bé cần tuân thủ, điều này giúp phát triển kỹ năng tổ chức.
Không chỉ vậy, chơi trò chơi tạo cơ hội cho bé di chuyển, tương tác, làm việc nhóm, trao đổi vật phẩm, sáng tạo giải pháp riêng của mình… Ngoài ra, trẻ sẽ học tiếng Anh thông qua trò chơi dễ dàng hơn. Con ghi nhớ các từ nhanh hơn và thậm chí có thể sử dụng một cách tự nhiên.
Tham khảo bài viết: Áp Dụng Kỹ Thuật Shadowing Luyện Phát Âm Tiếng Anh Cho Trẻ Em
Phương pháp TPR (Total Physical Response)
Phương pháp TPR thường được sử dụng trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non. Nó thu hút toàn bộ cơ thể vào quá trình học tập. Đây là là một phương pháp dạy ngôn ngữ độc đáo và toàn diện được phát triển bởi giáo sư tâm lý học James Asher tại Đại học San José State, California, Mỹ.
Phương pháp này tập trung vào sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hoạt động thể chất, nhằm thúc đẩy việc học ngôn ngữ thứ hai một cách tự nhiên cho người học. Trong quá trình tiếp thu kiến thức, người học sẽ sử dụng cơ thể để phản ứng và tương tác với các hướng dẫn lời nói từ giáo viên.
Phương pháp TPR tạo ra phản xạ tức thì từ học sinh đối với ngôn ngữ mà không đòi hỏi quá nhiều suy nghĩ, đồng thời hỗ trợ việc lưu trữ thông tin trong bộ nhớ dài hạn. Điều này đóng góp vào việc cải thiện khả năng nghe – nói của học sinh, đặc biệt làm giảm áp lực và căng thẳng, khuyến khích sự hứng thú và niềm say mê trong quá trình học tập.
Trong phương pháp này, bé không chỉ học ngữ pháp thông qua các quy tắc cụ thể mà còn lắng nghe từ các câu mệnh lệnh, các bài đồng dao hoặc bài hát, từ đó nắm vững cách vận dụng ngữ pháp tiếng Anh trong thực tế. Ngoài ra, phương pháp này là một cách tuyệt vời để học các cụm từ và thành ngữ, bởi vì con sẽ ghi nhớ dễ dàng hơn khi liên kết chúng với những chuyển động cụ thể.
Phương pháp tương tác – Interactive methods
Tương tác là một phần không thể thiếu trong việc dạy tiếng Anh cho cả trẻ em và người lớn. Giáo viên hoặc bố mẹ có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau cùng với con, chẳng hạn như kể chuyện sáng tạo, tạo ảnh ghép hoặc áp phích, làm đồ thủ công … Bạn cũng có thể tổ chức các buổi tiệc cho các bé, chẳng hạn như làm món salad hoặc nướng bánh pizza, làm đồ chơi, trồng hoa hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào cùng nhau.
Sự tương tác bằng tiếng Anh giữa giáo viên hoặc phụ huynh và trẻ khi cùng thực hiện những hoạt động này tạo điều kiện cho bé sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, phản xạ nhanh nhạy và củng cố những kiến thức đã học. Hơn nữa, trong quá trình giao tiếp, tương tác thực tế, bé hiểu rõ hơn cách áp dụng các chủ điểm ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh, có thể giao tiếp linh hoạt mà không còn rụt rè, e ngại.
Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng – Spaced Repetition (SRS)
Sự lặp lại cách nhau là khi bạn học để ghi nhớ điều gì đó, việc xem lại tài liệu ở những khoảng thời gian cách nhau sẽ hiệu quả hơn là gom gọn nó thành một buổi học duy nhất. Đây chính là nguyên tắc của kỹ thuật lặp lại ngắt quãng
Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng, hay còn gọi là Spaced Repetition (SRS), đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em, giúp chúng học và ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả. Việc tích hợp SRS vào môi trường học tập không chỉ tăng cường khả năng thu nhận ngôn ngữ mà còn tạo nên một trải nghiệm học tập tích cực.
Đầu tiên, xây dựng lịch trình lặp lại cho từ vựng và ngữ pháp giúp trẻ ôn tập một cách tự nhiên và liên tục. Thông qua việc thiết lập khoảng thời gian giữa các bài kiểm tra, giáo viên và bố mẹ có thể điều chỉnh tần suất lặp lại dựa trên khả năng học của từng bé, giúp con duy trì và củng cố kiến thức hiệu quả.
Thứ hai, sử dụng các ứng dụng và công cụ học tập tích hợp SRS giúp trẻ tiếp cận môi trường học tập hiện đại và thú vị. Các bài kiểm tra ngắn được tự động điều chỉnh thời gian lặp lại, tạo ra một trải nghiệm học tập linh hoạt và phù hợp với năng lực và tiến độ của từng học sinh. SRS không chỉ là phương pháp giảng dạy mà còn tạo động lực rất lớn cho trẻ tiếp tục khám phá thế giới ngôn ngữ một cách tích cực.
Phương pháp học trực tuyến – Online learning
Xu hướng dạy và học tiếng Anh mới nhất trong thế kỷ XXI là học trực tuyến. Có nhiều công nghệ trực tuyến khác nhau được áp dụng để giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em, chẳng hạn như ứng dụng điện thoại, trang web, các kênh Youtube….
Khi dạy tiếng Anh trực tuyến, điều quan trọng là phải thực hiện kết hợp tốt các phương pháp khác nhau vào bài học và giữ nhịp độ phù hợp. Nếu không, bé sẽ cảm thấy quá tải và không thể nhớ được nhiều điều. Ngay cả khi bé được học qua các kỹ thuật giảng dạy hiện đại, chẳng hạn như nền tảng học trực tuyến với người bản xứ, điều quan trọng là phải thường xuyên luyện tập và thực hành các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
Tham khảo bài viết: Danh Sách 5 Cuộc Thi Tiếng Anh Trực Tuyến Cho Con Siêu Bổ Ích
Phương pháp tiếp cận tự nhiên – The natural approach
Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ này được phát triển bởi hai giáo sư ngôn ngữ học nổi tiếng, Stephen Krashen và Tracy Terrell, vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980. Với cách tiếp cận tự nhiên, bé thường học nói trước khi học viết bằng tiếng Anh và cần tập trung vào sự tương tác tự phát trong ngôn ngữ. Con có thể được yêu cầu mô phỏng bối cảnh thực tế trong môi trường lớp học hoặc tiếp xúc với người nước ngoài.
Mục tiêu chính của phương pháp là thúc đẩy việc học ngôn ngữ theo cách tự nhiên nhất. Quan điểm này tập trung vào việc khuyến khích một quá trình học ngôn ngữ tự nhiên, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng giao tiếp trong quá trình học. Điều này đồng nghĩa với việc giảm sự ưu tiên của việc học ngữ pháp theo cách truyền thống. Phương pháp này giúp tạo ra một môi trường học ngôn ngữ thoải mái, không áp lực, nhằm thúc đẩy sự hào hứng và chủ động của bé.
Việc áp dụng đúng phương pháp dạy sẽ giúp trẻ xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc và phát triển kỹ năng giao tiếp một cách tự tin. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không nhất thiết phải theo một phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ nhất định, có thể áp dụng đồng thời và phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Hơn nữa, khi lựa chọn phương pháp phù hợp, cần dựa trên tích cách và mong muốn của trẻ.
Để lại một bình luận