fbpx

Mách Mẹ Bí Quyết Giúp Trẻ Thuyết Trình Bằng Tiếng Anh Tự Tin

Kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tự tin giao tiếp, thuyết phục người khác và thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng tự tin khi phải trình bày trước đông người. Thực tế là rất nhiều bé nhỏ vẫn còn rụt rè và e dè khi tham gia vào các buổi thuyết trình. Vậy làm sao để giúp trẻ thuyết trình bằng tiếng Anh một cách tự tin? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này cùng Chip Chip nhé!

1. Hướng dẫn con cấu trúc của một bài thuyết trình

Trước khi bắt đầu thuyết trình, con cần phải biết cấu trúc của một bài thuyết trình. Bố mẹ có thể hướng dẫn con về các phần chính trong một bài thuyết trình thông thường sẽ bao gồm:

  • Mở đầu: Giới thiệu chủ đề và mục tiêu của bài thuyết trình.
  • Thân bài: Trình bày ý chính và thực hiện lập luận để chứng minh cho ý kiến của mình.
  • Kết luận: Tóm tắt lại những điểm quan trọng và kết thúc bài thuyết trình.

Hãy giải thích cho bé bằng cách dễ hiểu nhất, hoặc có thể sử dụng bài thuyết trình của một bạn nhỏ hay một người bất kỳ để minh họa cho con. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp cho con một số cấu trúc, mẫu câu sử dụng trong từng phần của bài thuyết trình, ví dụ như: 

Mở đầu“Hi, my name is [Tên của Bé] and today I want to talk to you about [Chủ Đề của Bài Thuyết Trình].”
(Xin chào, tên tôi là [Tên của Bé] và hôm nay tôi muốn nói với các bạn về [Chủ Đề của Bài Thuyết Trình].)
“Hey everyone! Today, I’m here to share some cool things about [Chủ Đề của Bài Thuyết Trình].”
(Xin chào mọi người! Hôm nay, tôi đến đây để chia sẻ một số điều thú vị về [Chủ Đề của Bài Thuyết Trình].)
“Hello friends! Get ready to learn about [Chủ Đề của Bài Thuyết Trình] and why it’s awesome!”
(Chào bạn bè! Hãy sẵn sàng để tìm hiểu về [Chủ Đề của Bài Thuyết Trình] và tại sao nó thật tuyệt vời!)
Thân bài“Let me tell you a fun fact about [Chủ Đề của Bài Thuyết Trình]. Did you know that…”
(Hãy để tôi kể cho bạn một sự thật thú vị về [Chủ Đề của Bài Thuyết Trình]. Bạn có biết rằng…)
“I want to show you something interesting. Look at this! It’s all about [Chủ Đề của Bài Thuyết Trình].”
(Tôi muốn cho bạn thấy điều gì đó thú vị. Nhìn này! Đó là tất cả về [Chủ Đề của Bài Thuyết Trình].)
“Now, let’s talk about why [Chủ Đề của Bài Thuyết Trình] is important. It matters because…”
(Bây giờ, hãy nói về lý do tại sao [Chủ Đề của Bài Thuyết Trình] quan trọng. Nó quan trọng vì…)
Kết luận“In summary, [Tóm Tắt Ý Chính của Bài Thuyết Trình]. Thanks for listening, everyone!”
(Tóm lại, [Tóm Tắt Ý Chính của Bài Thuyết Trình]. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe!)
“Remember, [Lời Nhắc Nhở hoặc Tổng Kết của Bài Thuyết Trình]. That’s it from me, guys. Bye for now!”
(Hãy nhớ, [Lời Nhắc Nhở hoặc Tổng Kết của Bài Thuyết Trình]. Đó là tất cả từ tôi, mọi người. Tạm biệt nhé!)
“I hope you enjoyed my talk about [Chủ Đề của Bài Thuyết Trình]. If you have any questions, feel free to ask. See you next time!”
(Tôi hy vọng bạn đã thích những gì tôi chia sẻ về [Chủ Đề của Bài Thuyết Trình]. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại hỏi. Hẹn gặp lại lần sau!)

2. Giúp con xây dựng nội dung thuyết trình

Cùng con thu thập tư liệu chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình
Cùng con thu thập tư liệu chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình

Sau khi bé có hiểu biết về cấu trúc của một bài thuyết trình, bố mẹ có thể giúp con xây dựng nội dung của bài thuyết trình. Để làm điều này, trẻ cần tập trung vào việc chọn một chủ đề phù hợp và nghiên cứu những thông tin liên quan về chủ đề đó. Bố mẹ có thể hỗ trợ con tìm các nguồn tài liệu, sách báo hoặc trang web cung cấp thông tin cần thiết để mở rộng hiểu biết của con.

Khi đã có đủ thông tin, bố mẹ hướng dẫn bé tổ chức lại thông tin thành các ý chính và lập ra danh sách các điểm trọng tâm cần được trình bày, bắt đầu lên dàn bài cho bài thuyết trình theo như bố cục phía trên. Nếu con gặp khó khăn trong việc xây dựng nội dung, bạn có thể đưa ra câu hỏi để con suy nghĩ và giải đáp những thắc mắc về chủ đề của mình. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần dạy con cách sử dụng các hình ảnh, tư liệu mà bé thu thập được để minh họa cho bài thuyết trình của mình. Bạn có thể cùng con hoàn thiện các slide trình chiếu để bé sử dụng trong buổi thuyết trình chính thức.

Tham khảo bài viết: 10+ Phần Mềm Luyện Nói Tiếng Anh Cho Bé Chuẩn Nhất Hiện Nay

3. Thực hành thuyết trình thường xuyên

Bố mẹ tổ chức các bài thuyết trình thử tại nhà cho con thực hành thường xuyên
Bố mẹ tổ chức các bài thuyết trình thử tại nhà cho con thực hành thường xuyên

Một trong những bí quyết giúp bé tự tin khi thuyết trình bằng tiếng Anh là thực hành thường xuyên. Hãy cho con có cơ hội thực hiện các bài thuyết trình ngắn để rèn luyện khả năng giao tiếp, phản xạ nhanh nhạy, giải quyết được nỗi sợ hãi khi đứng trước đám đông, đồng thời rèn luyện những kỹ năng quan trọng như quản lý thời gian, tương tác với khán giả …

Bố mẹ có thể sử dụng các video thuyết trình cho trẻ xem và học hỏi. Hoặc đơn giản hơn, bố mẹ tổ chức các buổi thuyết trình thử trước gia đình hoặc bạn bè để rèn luyện cho con kỹ năng thuyết trình. 

Hơn nữa, khi thuyết trình, con cần phải để ý đến một số yếu tố khác như tốc độ nói nhanh hay chậm, ngữ điệu, cách nhấn nhá câu từ, mức độ to rõ của lời nói để tạo sự thu hút và ấn tượng với khán giả. Bởi vì vậy, trong quá trình thực hành thử tại nhà, bố mẹ nên đảm bảo được bé nói vừa phải, không quá nhanh, không quá chậm, biết cách nhấn vào những từ và cụm từ quan trọng, âm thanh lời nói rõ ràng.

4. Tập cho bé phản xạ và trả lời câu hỏi

Khi đang thuyết trình, không chỉ biết cách trình bày nội dung mà còn phải biết phản ứng và trả lời câu hỏi từ khán giả. Để giúp con phát triển kỹ năng này, trong quá trình chuẩn bị trước khi thuyết trình, bố mẹ hãy thường xuyên đặt ra nhiều câu hỏi cho con về chủ đề mà bé lựa chọn để con tập trả lời.

Hãy tạo các tình huống giả định trong buổi thuyết trình, bao gồm cả việc đặt câu hỏi, để bé có thể thực hành phản xạ và trả lời. Đừng quên khen ngợi bé khi con trả lời câu hỏi tự tin, dù câu trả lời có đúng hay sai. Nếu bé trả lời sai hoặc không chắc chắn, giúp con sửa sai thật nhẹ nhàng. Sau mỗi lần thuyết trình hoặc luyện tập, bố mẹ cùng thảo luận với con về bài thuyết trình vừa rồi và gợi ý để bé cải thiện kỹ năng trả lời câu hỏi.

5. Khuyến khích bé vận dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình

Dạy con cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình
Dạy con cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình

Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng trong kỹ năng thuyết trình. Bố mẹ có thể giúp bé tự tin hơn bằng cách khuyến khích con sử dụng ngôn ngữ cơ thể để truyền tải thông điệp của mình. Hãy cho bé rèn luyện việc di chuyển, khuôn mặt và biểu cảm để kết hợp với từ ngữ và tạo ra sự thu hút đối với khán giả.

Khuyến khích bé sử dụng biểu cảm khuôn mặt phù hợp với nội dung của câu chuyện hoặc ví dụ. Con cũng có thể sử dụng cử động cơ thể như đứng thẳng, chân đứng vững vàng để thể hiện sự tự tin và chắc chắn, dùng tay vẽ hình ảnh trong không gian để minh họa ý tưởng hoặc dùng các cử chỉ tay để làm nổi bật những điểm quan trọng. 

Tham khảo bài viết: Tiếng Anh Cơ Bản Cho Trẻ Em: Luyện Nói Chủ Đề Giao Thông

6. Giúp con vượt qua “nỗi sợ” đứng trước đám đông

Làm thế nào giúp con vượt qua “nỗi sợ” đứng trước đám đông?
Làm thế nào giúp con vượt qua “nỗi sợ” đứng trước đám đông?

Đứng trước đám đông không phải là một điều dễ dàng đối với nhiều bé nhỏ. Con sẽ cảm thấy hồi hộp, lo lắng hoặc thậm chí là sợ hãi. Vì vậy, động viên và khích lệ trẻ để vượt qua “nỗi sợ” này là rất quan trọng, giúp con tự tin hoàn thành tốt bài thuyết trình của mình. 

Bạn có thể bắt đầu bằng việc trò chuyện với con để tìm hiểu nguyên nhân khiến bé hồi hộp, lo sợ. Có thể con lo lắng về việc bị chê trách, không biết trả lời câu hỏi hoặc thậm chí là sợ trước sự chú ý. Dựa vào những nguyên nhân đó, bố mẹ giải thích cho con hiểu, đồng thời dạy con kỹ thuật thư giãn qua việc hơi thở sâu trước và sau khi thuyết trình.

Bố mẹ khuyến khích con tập trung vào những điều tích cực về bản thân mình, như những thành công đã đạt được, giúp con hiểu rằng mọi người đều có thể sai lầm và sự quan trọng là cách học hỏi từ lỗi lầm đó. Bạn cũng có thể hướng dẫn con cách xử lý khi quên mất nội dung hoặc gặp sự cố trong quá trình thuyết trình, ví dụ như lắp đặt các câu hỏi cho khán giả để lấy thời gian suy nghĩ.

7. Chuẩn bị trang phục phù hợp, thoải mái cho con trong buổi thuyết trình

Một yếu tố quan trọng khác giúp bé tự tin khi thuyết trình là trang phục. Hãy chuẩn bị cho con một bộ trang phục phù hợp và thoải mái nhất, như vậy, con sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, đồng thời dễ dàng di chuyển, tương tác với khán giả. Bố mẹ có thể cho con mặc đồng phục của trường hoặc câu lạc bộ mà con tham gia thuyết trình.

Trong trường hợp thuyết trình trong một sự kiện hoặc hội thảo chính thức, chọn trang phục trang trọng như áo sơ mi và quần âu cho bé trai, hoặc đầm hoặc váy cho bé gái. Nên tránh trang phục quá rườm rà hoặc có nhiều hình ảnh, họa tiết quá phức tạp. Ngoài ra, không nên chọn những trang phục quá chật hoặc rộng, nên chọn những trang phục vừa vặn với cơ thể của con.

TĂNG TỐC KỸ NĂNG NÓI CHO CON, HỌC 1:1 VỚI GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI CHUYÊN NGHIỆP, ĐĂNG KÝ NGAY

Rèn luyện cho trẻ thuyết trình bằng tiếng Anh là một quá trình không dễ dàng đối với con. Tuy nhiên, với sự hướng dẫn và động viên từ phụ huynh, bé có thể trở nên tự tin hơn và phát triển kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt hơn. Hãy áp dụng những bí quyết trong bài viết này và tạo điều kiện tốt nhất để bé nhỏ nhà bạn tự tin, mạnh dạn thuyết trình trước đám đông!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Press ESC to close