Thời tiết nóng ẩm, dễ khiến bé biếng ăn, mất nước và có thể mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Vì vậy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con trong mùa hè là vô cùng quan trọng để bé luôn khỏe mạnh, năng động và vui chơi thỏa thích. Dưới đây là 6+ lưu ý cần thiết trong chế độ dinh dưỡng mùa hè cho bé mà các bậc phụ huynh nên ghi nhớ. Xem ngay cùng Chip Chip nhé!
1. Dinh dưỡng mùa hè cho bé – Cung cấp đủ nước
Thông thường, trẻ em từ 1-3 tuổi cần khoảng 1,3 lít nước mỗi ngày, từ 4-8 tuổi cần khoảng 1,7 lít nước mỗi ngày, và từ 9-13 tuổi cần khoảng 2,1 – 2,4 lít nước mỗi ngày, tùy thuộc vào giới tính, cân nặng và mức độ hoạt động của mỗi bé. Bố mẹ có thể tham khảo cách ước lượng lượng nước cho con từ các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em để đảm bảo bé nhà bạn bổ sung đủ nước cần thiết hàng ngày.
Lưu ý rằng, không đợi bé khát mới cho uống, thay vào đó, nên cho con uống nước theo giờ và cách 2-3 tiếng một lần, đặc biệt, sau khi con vận động hoặc chơi đùa ngoài trời. Hãy đảm bảo luôn có sẵn một chai nước những lúc bố mẹ và bé ra ngoài.
Tránh cho con uống nước ngọt có gas, nước đóng chai chứa nhiều đường và chất hóa học vì có thể gây hại cho sức khỏe của bé. Ngoài ra, cũng không nên cho con uống nước đá quá lạnh vì có thể làm suy giảm chức năng tiêu hóa của bé.
2. Ăn đủ chất, tăng cường khoáng chất và vitamin
Trong chế độ dinh dưỡng của bé, cần bao gồm đầy đủ các nhóm thực phẩm như tinh bột, rau củ quả, đạm, chất béo và đường. Cụ thể, bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho con bao gồm các nhóm thực phẩm như sau:
- Tinh bột: Gạo, mì, khoai tây, ngũ cốc…
- Protein: Thịt, cá, trứng, đậu, hạt…
- Chất béo: Dầu oliu, bơ, các loại hạt…
- Rau xanh và trái cây: Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất…
Bố mẹ cũng cần tùy thuộc vào những yếu tố như cân nặng, chiều cao, mức độ vận động… để gia giảm lượng thức ăn vừa phải, phù hợp với từng bé. Ngoài ra, con cũng cần uống ít nhất 500ml sữa/ngày, có thể uống sữa tươi, sữa bột nguyên kem, sữa dinh dưỡng các loại, để bổ sung đủ khoáng chất cần thiết.
Tăng cường vitamin, đặc biệt là các vitamin B1, B2, B6, C và PP vì thời tiết nóng bức, cơ thể tiết mồ hôi nhiều, các bé vận động nhiều gây thất thoát nhiệt lượng và chất điện giải qua mồ hôi, bài tiết. Các loại trái cây tươi ngon như dứa, chuối, cam, dưa hấu, dâu tây, bơ, đu đủ… là nguồn cung cấp vitamin, dưỡng chất và chất xơ cho trẻ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được các bệnh mùa hè.
Tham khảo bài viết: Tại Sao Nên Cho Con Tham Gia Các Lớp Học Tiếng Anh Online Mùa Hè?
3. Thêm nhiều món giải nhiệt vào thực đơn cho con
Mùa hè nắng nóng, nên bố mẹ cần bổ sung nhiều món ăn, đồ uống giải nhiệt, vừa làm mát cơ thể cho bé, vừa kích thích vị giác và giúp con ăn nhiều hơn. Nước ép trái cây tươi như dưa hấu, cam, dứa… cùng các loại sinh tố xoài, dâu tây, chuối… là những món lý tưởng giúp con giải khát và cung cấp nhiều vitamin C và A.
Sữa chua kết hợp với trái cây như dâu tây, xoài, nho… là một món ăn vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng. Bạn cũng có thể làm thạch trái cây từ cam, dưa hấu, nha đam… hay chè đậu xanh để tăng thêm hương vị và công dụng giải nhiệt. Kem trái cây tự làm từ dưa hấu, chuối, xoài… cũng là gợi ý ăn vặt hấp dẫn cho bé.
Để bữa ăn chính thêm phong phú, các món canh rau củ như canh bí đỏ, canh mướp, canh rau ngót… hay salad rau củ từ dưa chuột, cà chua, xà lách… cũng rất thích hợp. Ngoài ra, nước dừa tươi và các món ăn lạnh như bánh flan, pudding trái cây… cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày hè nóng bức.
TIẾNG ANH ONLINE TRẺ EM HÈ 2024: TIẾNG ANH CHỦ ĐỘNG – HÈ THÊM NĂNG ĐỘNG >>> ĐĂNG KÝ NGAY
4. Xây dựng cho con chế độ ăn nhẹ nhàng và dễ tiêu
Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt cho bé trong mùa hè nắng nóng, chế độ ăn nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa là rất quan trọng. Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn và hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn. Các bữa ăn nhẹ nhàng này không chỉ khiến con cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái mà còn giúp duy trì năng lượng và sức khỏe suốt cả ngày dài.
Đặc biệt, lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, và canh rau… là lựa chọn thông minh để giảm tải cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nên hạn chế các món chiên rán và các món khó tiêu như khoai tây chiên, cá viên chiên, gà rán, lạp xưởng… và các thực phẩm giàu chất béo như thịt nướng, thịt xông khói, đồ ngọt và bánh mì… vì có thể gây nặng bụng và không tốt cho hệ tiêu hóa của con.
5. Bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ sức đề kháng, tăng cường tiêu hóa
Nếu lo lắng bé nhà bạn sức đề kháng yếu, dễ mắc phải cảm cúm hoặc các bệnh do thời tiết nắng nóng, hệ tiêu hóa không khỏe, bố mẹ có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm men vi sinh, siro hoặc viên nang bổ sung vitamin và khoáng chất… Tuy nhiên, trước khi áp dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất với từng trường hợp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho con.
Tham khảo bài viết: 7+ Tiêu Chí Nhất Định Phải Lưu Ý Khi Chọn Trại Hè Tiếng Anh Cho Trẻ
6. Giữ vệ sinh và an toàn thực phẩm
Vì thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi sinh vật phát triển, do đó giữ vệ sinh thực phẩm là rất quan trọng trong mùa hè. Các bậc phụ huynh cần chú ý đến các điều sau để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bé:
- Luôn rửa tay sạch trước khi nấu ăn hoặc lấy thức ăn cho con.
- Để thức ăn khô, thức ăn đã nấu chín cách xa với thức ăn tươi.
- Các loại thực phẩm tươi như thịt, cá hay trái cây cần được bảo quản trong tủ lạnh để tránh sự phát triển của vi khuẩn. Nên dùng các túi chống thấm nước hoặc bọc kín thức ăn trước khi để vào tủ lạnh để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Trước khi chế biến hay cho bé ăn, hãy kiểm tra kỹ thực phẩm xem có dấu hiệu hỏng hay không. Tránh sử dụng thực phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc có mùi lạ, vị lạ.
- Đảm bảo rằng thực phẩm đã nấu chín kỹ trước khi cho bé sử dụng để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây hại.
Trên đây là những lời khuyên hữu ích về chế độ dinh dưỡng mùa hè cho bé luôn khỏe mạnh, thỏa sức vui chơi và khám phá những điều con thích. Hãy chắc chắn rằng chế độ dinh dưỡng của bé luôn cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu cho con. Và áp dụng những lưu ý trên để bé luôn có một mùa hè vui vẻ và an toàn, bố mẹ nhé!
Trả lời