Trong quá trình dạy bé học tiếng Anh giao tiếp, nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn khi không biết bắt đầu từ đâu hoặc áp dụng cách nào để con có thể tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả. Một phương pháp phổ biến và đã được chứng minh về tính hiệu quả trong việc giúp trẻ học giao tiếp ngôn ngữ, bao gồm tiếng Anh, là ngôn ngữ “Parentese”.
Vậy, “Parentese” là gì và tại sao có thể giúp các bé nhỏ học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả hơn? Ba mẹ cùng Chip Chip tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Ngôn ngữ “Parentese” là gì?
Ngôn ngữ “Parentese“ (hay còn gọi là “Baby talk” hoặc “Motherese”) là một dạng ngôn ngữ đơn giản hóa, có đặc điểm ngữ âm và ngữ pháp khác biệt so với ngôn ngữ người lớn, thường được ba mẹ sử dụng khi giao tiếp với trẻ nhỏ.
Hiểu đơn giản, đây là cách nói chuyện với trẻ nhỏ, trong đó người lớn sử dụng câu từ đơn giản, chậm rãi và có sự nhấn mạnh vào các từ vựng mới. Quan trọng hơn, “Parentese” không chỉ đơn giản là nói chậm và rõ ràng, mà còn là cách tạo ra môi trường giao tiếp tự nhiên, khuyến khích trẻ tham gia vào đối thoại. Những câu hỏi, yêu cầu đơn giản hoặc trò chuyện ngắn gọn trong ngữ cảnh cụ thể giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và hiểu ngôn ngữ.
Đặc điểm của ngôn ngữ Parentese:
- Âm điệu cao và rõ ràng: Giọng nói thường có cao độ cao hơn, âm tiết rõ ràng, giúp trẻ dễ dàng nhận biết và bắt chước.
- Tốc độ nói chậm: Giúp trẻ có đủ thời gian để tiếp thu và xử lý thông tin.
- Ngữ pháp đơn giản: Câu nói thường ngắn gọn, sử dụng những từ đơn giản và cấu trúc câu dễ hiểu.
- Lặp lại: Ba mẹ thường lặp lại các từ, cụm từ hoặc câu để giúp trẻ ghi nhớ.
- Tương tác: Ba mẹ thường đặt câu hỏi, khuyến khích trẻ trả lời và tham gia vào cuộc trò chuyện.
- Biểu cảm: Sử dụng nhiều biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ tay để minh họa cho lời nói, giúp con dễ hình dung.
Ví dụ, thay vì chỉ nói “Look!” (Nhìn kìa!), ba mẹ có thể nói: “Look! The ball is on the table. Can you see it? The red ball!” (Nhìn kìa! Quả bóng trên bàn đó. Con thấy không? Quả bóng màu đỏ!). Câu này không chỉ giúp bé nhận biết từ vựng mới mà còn tạo cơ hội cho bé phản hồi, từ đó phát triển khả năng giao tiếp. Lưu ý, hãy nói thật chậm rãi, phát âm rõ ràng và nhắc lại nhiều lần từ vựng mà ba mẹ muốn nhấn mạnh nhé!
Tham khảo bài viết: Khóa Học Tiếng Anh Giao Tiếp Cho Trẻ Em Nghe – Hiểu, Phản Xạ Nhanh Chóng
Lợi ích của ngôn ngữ “Parentese” trong dạy bé học tiếng Anh giao tiếp
Ngôn ngữ này mang lại nhiều lợi ích nổi bật cho quá trình dạy bé học tiếng Anh giao tiếp, chẳng hạn như:
- Xây dựng nền tảng ngôn ngữ tự nhiên: Trẻ em rất nhạy bén với ngôn ngữ. Sử dụng “Parentese” giúp bé dần dần tiếp thu tiếng Anh một cách tự nhiên, mà không cần phải ép buộc hay tạo áp lực học tập.
- Khuyến khích phản hồi và giao tiếp: “Parentese” không chỉ là cách dạy một chiều. Ba mẹ sử dụng những câu hỏi và phản hồi lại những gì trẻ nói, mở rộng nội dung để khuyến khích bé tham gia vào cuộc hội thoại. Ví dụ, khi bé nói “ball” (quả bóng), ba mẹ có thể tiếp lời: “Yes, it’s a ball. Do you like the red ball?” (Đúng rồi, quả bóng. Con có thích quả bóng màu đỏ không?). Cách này vừa khích lệ con sử dụng ngôn ngữ, vừa giúp mở rộng vốn từ vựng.
- Tạo môi trường học tập thoải mái và nuôi dưỡng đam mê ngôn ngữ: Trẻ nhỏ học tốt nhất khi cảm thấy thoải mái và không bị căng thẳng. Việc sử dụng “Parentese” với giọng nói nhẹ nhàng, thân thiện giúp tạo ra môi trường thoải mái, như vậy bé sẽ tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Ứng dụng “Parentese” dạy bé học tiếng Anh giao tiếp như thế nào?
Ứng dụng vào những tình huống cụ thể
Khi giao tiếp với trẻ, việc áp dụng “Parentese” vào các tình huống cụ thể giúp bé hiểu rõ hơn về ngữ cảnh sử dụng từ vựng và cấu trúc câu. Ví dụ, khi ba mẹ cùng con chơi hoặc thực hiện một hoạt động nào đó, hãy sử dụng các câu đơn giản và rõ ràng để mô tả hành động:
- “Let’s put it here.” (Hãy để nó ở đây.)
- “There. Look, I’ve put it on the table.” (Xem này, cha/mẹ đã đặt nó lên bàn.)
- “Which one do you like?” (Con thích cái nào?)
- “Oh, I like this one. The red one.” (Ồ, cha/mẹ thích cái này, cái màu đỏ.)
Những câu này không chỉ giúp con hiểu các từ vựng mới mà còn cung cấp thông tin về hành động cụ thể, mà còn tạo cơ hội cho bé liên kết từ vựng với hành động thực tế, từ đó dễ dàng ghi nhớ hơn. Ba mẹ đừng quên sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, chu đáo và ngôn ngữ đơn giản hơn nhé!
Lặp đi lặp lại ngôn ngữ một cách tự nhiên
Sự lặp lại là yếu tố quan trọng trong việc giúp trẻ ghi nhớ và hiểu ngôn ngữ. Lặp lại các cụm từ và câu một cách tự nhiên trong các tình huống hàng ngày để con củng cố kiến thức mà không cảm thấy nhàm chán. Thay vì những cuộc hội thoại nghiêm túc, hãy tích hợp ngôn ngữ vào các hoạt động thường ngày:
Khi bé nói “Yellow” (Màu vàng), ba mẹ có thể phản hồi và mở rộng: “You like the yellow one?” (Con thích màu vàng à?), “Here’s the yellow one.” (Đây nè, đây là cái màu vàng nè), “Let’s see. Yellow, red, and here’s the brown one.” (Để xem nào, vàng, đỏ và đây là cái màu nâu nè), “I like the brown one, do you?” (Ba/Mẹ thích cái màu nâu, còn con thì sao?)…
Nói chuyện chậm rãi và nhấn mạnh từ vựng mới
Khi giới thiệu từ vựng mới, hãy nói chậm rãi và nhấn mạnh từ vựng để trẻ dễ dàng nhận biết và học hỏi. Điều này không chỉ giúp con dễ tiếp thu mà còn giúp tạo ra một môi trường học tập thoải mái và không áp lực. Ví dụ, khi chơi trò chơi hoặc đọc sách với bé, bạn có thể nói: “Which rhyme shall we say today? You choose.” (Hôm nay chúng ta sẽ dùng vần điệu nào, con chọn nhé).
Sử dụng các câu giống nhau
Việc sử dụng và lặp lại các câu giống nhau trong các hoạt động khác nhau giúp trẻ làm quen và nhớ lâu hơn. Ví dụ, ba mẹ có thể thường xuyên sử dụng những câu giao tiếp tiếng Anh như “Stand there.” (Đứng ngay đó). “In front of me.” (Ngay trước mặt cha/mẹ). “That’s right.” (Đúng rồi). “Are you ready?” (Con đã sẵn sàng chơi chưa?) khi chơi trò Simon Says hoặc trong nhiều tình huống thực tế để con dần sử dụng thành thạo.
Thêm biểu hiện qua nét mặt và cử chỉ
Sử dụng biểu hiện qua nét mặt và cử chỉ giúp trẻ dễ dàng hiểu hơn về ý nghĩa của những từ và câu bạn đang nói. Khi nói với bé, hãy kèm theo các cử chỉ như chỉ vào đồ vật hoặc làm mẫu hành động để con liên kết từ vựng với hình ảnh cụ thể.
Ví dụ, nếu muốn dạy từ “jump” (nhảy), ba mẹ có thể nói: “Let’s jump!” (Hãy nhảy!). Đồng thời, có thể nhảy lên xuống một vài lần, đồng thời cười và tạo một biểu hiện vui vẻ. Các bé sẽ dễ dàng hiểu, ghi nhớ từ vựng này thông qua việc quan sát và bắt chước.
Sử dụng giao tiếp bằng mắt và có thời gian tạm nghỉ
Giao tiếp bằng mắt trong các cuộc trò chuyện giúp trẻ cảm thấy được tự tin và an tâm hơn, không còn e dè hay sợ sai nữa. Đồng thời, ba mẹ cũng đừng quên tạm ngưng vài giây sau khi hỏi hoặc nói, để con có thời gian suy nghĩ và phản hồi. Như vậy sẽ khiến con cảm thấy thoải mái và cởi mở hơn khi nói tiếng Anh đấy!
Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh trực tuyến dành cho trẻ em của Chip Chip
Ngoài việc áp dụng “Parentese” tại nhà, một cách khác để ba mẹ hỗ trợ bé học tiếng Anh giao tiếp là tham gia Câu lạc bộ tiếng Anh Online của Chip Chip. Đây là một cộng đồng học tập năng động và hiệu quả, nơi trẻ có thể thực hành tiếng Anh trong môi trường tương tác với thầy cô và bạn bè. Tại đây, ba mẹ có thể đăng tải video bé nói tiếng Anh để được chỉnh sửa phát âm, ngữ điệu và cấu trúc câu… Điều này giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp một cách tự nhiên và hiệu quả.
Câu lạc bộ cũng cung cấp nhiều tài liệu học tập giá trị và các workshop đồng hành để ba mẹ có thể theo dõi, quan sát và chia sẻ, hướng dẫn cho con trong quá trình học. Đây là một môi trường lý tưởng để bé vừa học vừa chơi, đồng thời tăng cường sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
THAM GIA TẠI: CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH ONLINE CHIP CHIP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
Để dạy bé học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả, ba mẹ cần tạo ra môi trường học tập tự nhiên và thoải mái, sử dụng phương pháp “Parentese” với ngôn ngữ đơn giản, lặp lại và nhấn mạnh vào từ mới. Đồng thời, việc cho bé tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh trực tuyến như của Chip Chip cũng là một cách hữu ích để bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách toàn diện. Với sự hỗ trợ đúng đắn từ ba mẹ và môi trường học tập phù hợp, bé sẽ dần dần tự tin hơn và sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày một cách tự nhiên.
Để lại một bình luận