fbpx

Phương Pháp STEAM Là Gì? Có Nên Cho Con Học Hay Không?

Trong thời đại công nghệ số và sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, việc đào tạo cho bé không chỉ dừng lại ở kiến thức học thuật mà còn cần kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong những phương pháp được nhiều phụ huynh ưa chuộng hiện nay là phương pháp STEAM. 

STEAM nhấn mạnh sự kết hợp giữa các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học, giúp bé phát triển tư duy sáng tạo và khám phá khả năng bản thân. Trong bài viết này, cùng Chip Chip tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp này và xem rằng có nên cho con học theo phương pháp STEAM hay không, bố mẹ nhé.

Phương pháp STEAM là gì?

phương pháp steam là gì
Phương pháp STEAM là gì?

STEAM là một phương pháp giáo dục hiện đại, đặc biệt tập trung vào việc kết hợp giữa năm lĩnh vực học thuật quan trọng: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Arts), và Toán học (Mathematics). Đây là một cách tiếp cận sáng tạo và đa chiều giúp học sinh kết nối, ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào thế giới thực.

Khoa học (Science)

Trong phần này, con sẽ được khuyến khích quan sát và nghiên cứu hiện tượng tự nhiên, cũng như các quy trình và quy luật môi trường xung quanh. STEAM giúp bé phát triển tư duy khoa học, ý thức về bảo vệ môi trường, tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến hành tinh và cuộc sống xung quanh.

Tham khảo bài viết: Bật Mí Phương Pháp Luyện Nghe Tiếng Anh Hiệu Quả Cho Bé 10 Tuổi

Công nghệ (Technology)

Phần này tập trung vào việc sử dụng công nghệ thông tin, máy tính, và các công cụ kỹ thuật số khác để giải quyết các vấn đề thực tế và thúc đẩy sự tiến bộ. Học sinh sẽ học cách lập trình, thiết kế ứng dụng, và tận dụng công nghệ để sáng tạo ra các giải pháp hiệu quả.

Kỹ thuật (Engineering)

Ở phần này, học sinh được khuyến khích thiết kế, xây dựng, và giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Họ sẽ tìm hiểu cơ cấu, cơ học, và công nghệ sản xuất để thực hiện các dự án đòi hỏi tính sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.

Nghệ thuật (Arts)

STEAM không chỉ tập trung vào các môn khoa học và kỹ thuật, mà còn coi trọng sự sáng tạo và nghệ thuật. Phần này khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động nghệ thuật như vẽ, điêu khắc, âm nhạc, vũ đạo, v.v. Đây là cách giúp họ thể hiện tư duy và cảm xúc một cách sáng tạo và phong phú.

Toán học (Mathematics)

Toán học đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích, đo lường và giải quyết vấn đề. Phần này của STEAM giúp học sinh áp dụng toán học vào các lĩnh vực khác nhau, từ đo lường và phân tích dữ liệu cho đến tính toán trong thiết kế và khoa học.

Lợi ích của phương pháp STEAM cho bé

Phát triển tư duy sáng tạo

Phương pháp STEAM khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động sáng tạo và thể hiện tài năng của bản thân thông qua việc thử nghiệm ý tưởng và tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề phức tạp. Bé có cơ hội tìm hiểu và đắm chìm trong việc tham gia những dự án cá nhân, tạo ra các tác phẩm riêng, chẳng hạn như vẽ tranh, lắp ráp mô hình, lập trình, thiết kế và xây dựng công trình. 

Những hoạt động này giúp bé tự tin trong việc thể hiện ý tưởng và phát triển tư duy sáng tạo. Hơn nữa, con không chỉ học lý thuyết mà còn áp dụng kiến thức vào thực tế thông qua các dự án thực hành.

Có cơ hội khám phá bản thân

Khi áp dụng phương pháp STEAM trong quá trình học, con có cơ hội khám phá các tài năng ẩn giấu bên trong mình nhờ việc tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, các dự án khoa học, thuyết trình, trình diễn trước đám đông, giải mã các bài toán… Bé có thể thử nghiệm ý tưởng, sáng tạo và phát triển tư duy phản biện. 

Nhờ việc tích cực tham gia các hoạt động đa dạng, bé sẽ phát hiện được sở trường và đam mê của mình, từ đó định hướng con đường học tập và phát triển sau này. Bên cạnh đó, phương pháp STEAM giúp con tự tin thể hiện ý tưởng và kiến thức, từ đó tạo ra niềm vui và sự hứng thú khi học tập.

Hình thành kỹ năng thực tiễn

Phương pháp STEAM giúp con hình thành kỹ năng thực tiễn bởi vì tập trung vào việc thực hành và áp dụng kiến thức vào các hoạt động thực tế. Thay vì chỉ truyền đạt lý thuyết trên sách vở theo cách truyền thống, STEAM khuyến khích các bé tiếp thu kiến thức qua các hoạt động thực hành. 

Tham khảo bài viết: 9 Dấu Hiệu Cho Biết Con Có Chỉ Số EQ Cao

Chẳng hạn, bé tự tay thực hiện thí nghiệm làm cối xay gió để tạo ra năng lượng, thiết kế xe 4 bánh để tìm hiểu về động năng và thế năng, vẽ tranh để học về màu sắc của cầu vồng, làm hoa ngũ sắc để học về sự loang màu và hòa tan… Những hoạt động như vậy vừa giúp con tiếp thu kiến thức hiệu quả, cảm thấy hào hứng khi học, vừa giúp bé trau dồi các kỹ năng thực tiễn.

Học tập đa chiều, phát triển toàn diện

Phương pháp STEAM kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Thay vì chia nhỏ kiến thức thành từng môn học riêng biệt, STEAM kết hợp lại với nhau, giúp bé thấy được sự liên kết giữa những lĩnh vực này, hiểu rõ hơn về bức tranh tổng thể và biết cách áp dụng trong thực tế.

Có nên cho con học theo phương pháp STEAM?

Theo những chia sẻ bên trên, STEAM mang đến cho bé môi trường học chủ động, sáng tạo, kích thích sự tò mò của con về mọi thứ xung quanh. Phương pháp học này khác hẳn so với lối dạy học truyền thống trước đó. Con không chỉ đơn thuần ngồi lắng nghe, tiếp thu kiến thức từ thầy cô, mà có thể thoải mái thực hành, khám phá và phản biện lại những gì được học. 

Có một điểm đặc biệt khi áp dụng phương pháp STEAM chính là con không bị áp lực về điểm số mà hiệu quả học tập sẽ được đánh giá xuyên suốt quá trình học. Đó là bởi vì STEAM đề cao quá trình học tập hơn là kết quả cuối cùng. Bé luôn được khuyến khích thử nghiệm, thực hiện, sai lầm và cải tiến. Như vậy, con hiểu được rằng học tập là một hành trình khám phá và không áp lực quá nặng về việc đạt điểm số cao hay hoàn thành hoàn hảo từng bài tập.

BÉ NÓI TIẾNG ANH TỰ TIN, PHÁT ÂM CHUẨN >>> TÌM HIỂU NGAY KHÓA HỌC ONLINE 1 KÈM 1 CHO CON

Phương pháp STEAM có thể áp dụng cho trẻ ở hầu hết các độ tuổi, cả những bé mới 3 tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ cần tùy chỉnh cách triển khai và nội dung học tập phù hợp với từng độ tuổi của. Ví dụ, đối với bé từ 3 – 5 tuổi, con có thể tham gia vào nhiều hoạt động đơn giản, thú vị và phù hợp với độ tuổi như xây dựng các cấu trúc đơn giản bằng khối xếp hình, vẽ tranh, sơn màu…

có nên cho con học theo phương pháp steam hay không
Việc cho con học theo phương pháp STEAM phụ thuộc vào nhu cầu, đặc điểm của từng bé và mong muốn của gia đình

Chính vì vậy, hầu hết các phụ huynh hiện này luôn lựa chọn cho con học theo phương pháp STEAM. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu và đặc điểm riêng của từng bé, cũng như mục tiêu mà gia đình đặt ra trong việc giáo dục con cái. Khi cho bé học theo phương pháp này, các bậc phụ huynh cần hỗ trợ, tạo điều kiện để con tham gia vào các hoạt động thực tế, đồng thời cung cấp tài nguyên, thiết bị phục vụ việc học tập.

Nhìn chung, STEAM là phương pháp học hiện đại, khai phá và phát triển tiềm năng của các bé nhỏ thông qua sự kết hợp giữa khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Việc cho con học theo phương pháp STEAM giúp bé phát triển toàn diện, khám phá và phát huy tối đa khả năng bản thân. Trong quá trình học, bố mẹ đừng quên theo sát con để xem thử liệu bé có phù hợp và học tập hiệu quả không nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Press ESC to close