fbpx

Làm Sao Để Bé Tập Trung Khi Học Tiếng Anh Theo Nhóm?

Học tiếng Anh theo nhóm là một phương pháp được đánh giá là hiệu quả trong việc giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp và tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, các bé nhỏ thường dễ sao nhãng và mất tập trung khi học nhóm. Vì vậy, bố mẹ có thể thấy rất nhiều trường hợp con tham gia học nhóm tiếng Anh nhưng lại không đạt được hiệu quả mong muốn. Vậy làm sao để bé tập trung khi học tiếng Anh theo nhóm? Hãy cùng Chip Chip tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chọn nhóm học tiếng Anh cho con có sĩ số ít

Số lượng học viên trong một nhóm học tiếng Anh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập của bé. Một nhóm nhỏ, khoảng 2-4 học viên mang lại những lợi ích thiết thực như sau:

  • Giúp bé dễ dàng được giáo viên chăm sóc, hỗ trợ và theo sát trong quá trình học.
  • Mang lại cơ hội luyện tập và phát triển kỹ năng giao tiếp trong môi trường an toàn, thân thiện.
  • Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia và chia sẻ ý kiến của mình.
  • Giúp bé tự tin và thoải mái hơn khi giao tiếp với các bạn cùng lứa tuổi.

Và chính nhờ tất cả những điều trên, các con sẽ tập trung hơn và học tập hiệu quả hơn. Con tích cực tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn giao tiếp, thay vì chỉ ngồi thụ động trong lớp và nhanh chóng cảm thấy chán nản, dễ sao nhãng.

Tham khảo bài viết: Học Tiếng Anh Online Theo Nhóm Cho Trẻ Ở Đâu Tốt?

Đảm bảo các bạn cùng học có trình độ, khả năng tương đồng với con

Đảm bảo các bạn học chung có cùng trình độ với con
Đảm bảo các bạn học chung có cùng trình độ với con

Để bé cảm thấy thoải mái và tự tin khi học tiếng Anh theo nhóm, điều quan trọng là các bạn cùng học phải có trình độ và khả năng tương đồng. Nếu như nhóm có quá nhiều thành viên có trình độ cao hơn, con có thể cảm thấy áp lực và không dám tham gia vào các hoạt động. Từ đó dẫn đến tình trạng bé tự ti, thụ động và mất tập trung khi học.

Ngược lại, nếu như nhóm có quá nhiều thành viên có trình độ thấp hơn, con sẽ cảm thấy chán nản và thiếu động lực học tập. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến con không tập trung vào bài học, không tham gia tích cực vào các học tập.

Vậy làm thế nào để đảm bảo các bạn cùng học có trình độ, khả năng tương đồng với con? Bố mẹ tham khảo một số lưu ý dưới đây nhé:

  • Tìm hiểu kỹ tại nơi đăng ký học về trình độ và khả năng của các thành viên trong nhóm trước khi quyết định tham gia.
  • Tránh tình trạng các bạn cùng học chỉ là những người quen biết, không có sự cân bằng về trình độ và khả năng.

TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH HỌC TIẾNG ANH THEO NHÓM TRỰC TUYẾN VỚI GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI CHO CON

Nội dung học có nhiều hoạt động tương tác và làm việc nhóm thú vị

Nội dung học tiếng Anh theo nhóm phải thật sự thu hút, hấp dẫn để bé không bị nhàm chán, mất tập trung. Khi bài học kết hợp nhiều hoạt động sáng tạo, thú vị, con sẽ có cơ hội giao tiếp, tương tác và thể hiện khả năng của bản thân, từ đó có thêm động lực và niềm vui khi học tiếng Anh.

Dưới đây là một số gợi ý về các hoạt động tương tác và làm việc nhóm thú vị để giữ sự tập trung của bé:

  • Trò chơi nhóm (Group Games): Simon Says (Simon bảo), Charades (Đoán chữ)…
  • Dự án nhóm (Group Projects): Làm áp phích (Making a Poster), Đóng kịch (Role Play), Thuyết trình (Presentation)…
  • Hoạt động tương tác (Interactive Activities): Hát và nhảy (Singing and Dancing)
  • Hoạt động sáng tạo (Creative Activities): Vẽ và kể chuyện (Drawing and Storytelling), Làm thủ công (Crafting)…

Chọn giáo viên phù hợp luôn là yếu tố then chốt

Giáo viên không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà còn phải đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường thân thiện, tích cực cho con. Chẳng hạn, thầy cô giỏi sẽ biết cách tạo cảm hứng, phân bổ nhiệm vụ cho các con, khuyến khích và động viên bé tham gia vào các hoạt động học tập, tự tin giao tiếp và phát triển kỹ năng của từng cá nhân… Như vậy mới giúp con tập trung và tích cực học tập.

Để chọn được giáo viên phù hợp, bố mẹ có thể tham khảo những đánh giá của các phụ huynh khác có con từng học cùng thầy cô đó. Ngoài ra, cũng nên cho bé tham gia vào một vài buổi học thử để xem thầy cô có thật sự phù hợp với con hay không.

Tham khảo bài viết: Ưu Và Nhược Điểm Khi Trẻ Học Tiếng Anh Online Theo Nhóm

Chuẩn bị cho con những cụm từ, mẫu câu giao tiếp cần thiết khi học tiếng Anh theo nhóm

Chuẩn bị cho bé một số mẫu câu giao tiếp tiếng Anh khi học nhóm
Chuẩn bị cho bé một số mẫu câu giao tiếp tiếng Anh khi học nhóm

Trong một nhóm học tiếng Anh, việc giao tiếp là rất quan trọng. Vì vậy, bố mẹ cũng cần sẵn sàng giúp bé chuẩn bị cho mình những cụm từ và mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cần thiết để con có thể tham gia vào các hoạt động một cách tự tin và lưu loát hơn.

Một số mẫu câu gợi ý có thể là:

Yêu cầu và đưa ra ý kiếnCan I say something? (Tớ có thể nói gì đó không?)
I think we should… (Tớ nghĩ chúng ta nên…)
What do you think about this? (Cậu nghĩ gì về điều này?)
In my opinion, we could… (Theo tớ, chúng ta có thể…)
Hỏi ý kiến và thảo luậnDo you agree? (Cậu có đồng ý không?)
How about you, [Name]? (Còn cậu thì sao, [Tên]?)
What’s your idea? (Ý kiến của cậu là gì?)
Any other suggestions? (Có đề xuất nào khác không?)
Yêu cầu giúp đỡ và giải thíchCan you help me with this? (Cậu có thể giúp tớ việc này không?)
How do we do this? (Chúng ta làm thế nào việc này?)
Can you explain that again? (Cậu có thể giải thích lại điều đó không?)
I don’t understand this part. (Tớ không hiểu phần này.)

Dạy bé hiểu vai trò của một nhóm học tập và những điều nên/ không nên khi học nhóm

Để chuẩn bị sẵn sàng cho con học tiếng Anh theo nhóm, bố mẹ cần dạy bé hiểu vai trò của một nhóm học tập và những điều nên/ không nên khi học nhóm. Con cần biết rằng mỗi thành viên trong nhóm đều có vai trò quan trọng. 

Sự phân bổ nhiệm vụ là cần thiết và con nên thực hiện những nhiệm vụ được giao một cách chính xác và đúng hẹn. Khi hiểu được những điều này, con sẽ có ý thức hơn, chú tâm hơn trong quá trình học nhóm và làm việc nhóm.

Ngoài ra, có một số điều nên/ không nên khi học nhóm nữa là:

NênKhông nên
– Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên khác.
– Chia sẻ thông tin và kiến thức một cách hợp tác.
– Tham gia tích cực vào các hoạt động nhóm.
– Gây rối hoặc làm phiền các thành viên khác.
– Tự ý làm theo cách riêng mà không hợp tác với nhóm.
– Đánh giá hoặc chỉ trích quá mức đối với các thành viên khác.

Xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng

Có một kế hoạch học tập rõ ràng và cụ thể giúp bé biết được mình cần làm gì và sẽ làm gì tiếp theo. Kế hoạch học tập giúp bé xác định mục tiêu học, tạo ra hệ thống và kỷ luật học tập, quản lý thời gian hiệu quả, phát triển kỹ năng tự quản lý, và khuyến khích sự tương tác trong nhóm. Nhờ vậy, con sẽ tự tin hơn, dễ dàng theo dõi và tập trung vào bài học tốt hơn.

Chính vì vậy, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ về lộ trình, kế hoạch học trước khi chọn khóa học theo nhóm cho con. Đồng thời, hãy trao đổi với thầy cô về những vấn đề, điểm mạnh điểm yếu của bé để cùng xây dựng kế hoạch học tập phù hợp.

Hướng dẫn bé cách xử lý một số tình huống cơ bản khi học nhóm

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên dạy con cách thích nghi với các tình huống giao tiếp khác nhau khi học nhóm. Ví dụ như thể hiện ý kiến của mình, trao đổi thông tin với các bạn cùng học hay hỏi và đáp lại các câu hỏi của giáo viên…

Trong quá trình học tiếng Anh theo nhóm, có thể xảy ra một số tình huống khó khăn mà bé cần biết cách xử lý để giữ được sự hòa thuận và hiệu quả trong quá trình học tập. Hãy trang bị cho con những kỹ năng cần thiết để giải quyết các tình huống đó.

Chẳng hạn, khi có xung đột xảy ra, bé cần:

  • Lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của người khác.
  • Thể hiện ý kiến của mình một cách lịch sự và có căn cứ.
  • Tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và xây dựng.

Trong quá trình học tiếng Anh theo nhóm, sự tập trung cũng là kỹ năng cần được rèn luyện. Bố mẹ cần đồng hành và hướng dẫn con qua từng bước một để bé phát triển toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng xã hội khi học tiếng Anh theo nhóm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Press ESC to close