Học ngữ pháp tiếng Anh không chỉ giúp trẻ nắm vững kiến thức nền tảng mà còn rèn luyện kỹ năng tư duy và phản xạ nhanh với ngôn ngữ. Dưới đây là 10+ dạng bài tập ngữ pháp tiếng Anh tiểu học phổ biến, thường xuất hiện trong đề thi, ba mẹ tham khảo và cho con luyện tập để bé nắm chắc ngữ pháp, đạt điểm cao cho các kỳ thi nhé.
1. Hoàn thành câu với từ cho sẵn (Fill in the Blanks)
Dạng bài này yêu cầu con điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống, thường tập trung vào thì, từ vựng hoặc cấu trúc câu.
Gợi ý cách làm:
- Đọc hết cả câu và nắm sơ lược ý nghĩa của câu.
- Xác định từ loại của từ cần điền (danh từ, động từ, tính từ,…) để lựa chọn từ phù hợp.
- Chọn từ thích hợp trong các từ cho sẵn để điền vào chỗ trống sao cho câu hoàn chỉnh về nghĩa và ngữ pháp.
- Đọc lại toàn bộ câu để kiểm tra xem câu có hợp lý và chính xác không.
Ví dụ:
“I ______ (play/plays) soccer every Sunday.”
Đáp án: play.
Tham khảo bài viết: Đánh Giá Chi Tiết 5+ App Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Hiệu Quả Nhất Cho Bé
2. Chọn đáp án đúng (Multiple Choice)
Trẻ phải chọn một đáp án đúng trong số các lựa chọn. Dạng bài này thường kiểm tra kiến thức ngữ pháp và từ vựng cơ bản.
Gợi ý cách làm:
- Đọc kỹ câu hỏi để hiểu rõ ý nghĩa tổng thể của câu.
- Tìm dấu hiệu ngữ pháp hoặc ngữ cảnh để chọn đáp án chính xác (ví dụ: trạng từ chỉ thời gian giúp nhận biết thì).
- Loại trừ đáp án sai về nghĩa hoặc cấu trúc.
- Đọc toàn bộ câu với đáp án để đảm bảo tính hợp lý và chính xác.
Ví dụ:
“He ______ to school by bus.”
A. go
B. goes
C. going
Đáp án: goes.
3. Sắp xếp từ thành câu hoàn chỉnh (Rearrange the Words)
Đối với dạng bài này, con cần sắp xếp các từ bị xáo trộn thành câu có nghĩa.
Gợi ý cách làm:
- Tìm động từ chính mô tả hành động trong câu.
- Nhận diện chủ ngữ (ai hoặc cái gì) đang thực hiện hành động.
- Sắp xếp trật tự từ theo cấu trúc câu thông thường: Chủ ngữ + Động từ + Bổ ngữ và tìm vị trí cho trạng từ (nếu có).
- Đọc câu để đảm bảo câu có nghĩa và đúng ngữ pháp.
Ví dụ:
“teacher / a / She / is.” → She is a teacher.
TÌM HIỂU KHÓA HỌC TIẾNG ANH ONLINE CHO CON HỌC THẬT VUI VÀ HIỆU QUẢ CÙNG BẠN BÈ
4. Chia động từ trong ngoặc (Verb Tense) – bài tập ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
Trẻ cần chia động từ trong ngoặc sao cho phù hợp với ngữ cảnh câu.
Gợi ý cách làm:
- Xác định chủ ngữ, nhìn vào số ít/số nhiều của chủ ngữ để chia động từ.
- Chú ý dấu hiệu thì, các trạng từ như yesterday, now, tomorrow giúp xác định thì của động từ.
- Đảm bảo chia động từ đúng quy tắc.
- Đọc lại câu để đảm bảo tính logic.
Ví dụ:
“He ______ (run) very fast yesterday.” → ran.
5. Tìm lỗi sai trong câu (Error Finding)
Dạng bài này yêu cầu trẻ tìm và sửa lỗi sai về ngữ pháp, từ vựng hoặc cấu trúc câu.
Gợi ý cách làm:
- Đọc kỹ từng từ, xác định từng phần trong câu để phát hiện lỗi sai (chủ ngữ, động từ, bổ ngữ).
- Tìm điểm bất thường, đặc biệt lưu ý các dấu hiệu sai về chia động từ, dùng sai thì, hoặc cấu trúc câu.
- Dựa vào quy tắc ngữ pháp đã học để sửa lỗi cho đúng.
- Đọc câu đã sửa để đảm bảo đúng nghĩa và ngữ pháp.
Ví dụ:
“She don’t like apples.” → don’t → doesn’t.
6. Đặt câu hỏi (Question Making)
Dạng bài này yêu cầu trẻ đặt câu hỏi phù hợp với câu trả lời đã cho.
Gợi ý cách làm:
- Xác định từ hoặc cụm từ trong câu trả lời được đánh dấu là nội dung để hỏi.
- Sử dụng từ để hỏi phù hợp như What, Where, When, Why, Who…
- Kiểm tra cấu trúc câu hỏi phù hợp.
Ví dụ:
“She is a doctor.” → What does she do?
Tham khảo bài viết: TOP 6+ Đầu Sách Ngữ Pháp Tiếng Anh Cho Bé Tiểu Học
7. Hoàn thành đoạn văn (Gap Filling in Paragraphs)
Dạng bài tập ngữ pháp này yêu cầu điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn.
Gợi ý cách làm:
- Đọc toàn bộ đoạn văn trước để hiểu ý chính và nội dung của đoạn văn để hình dung từ cần điền.
- Xác định ngữ cảnh, xem xét câu trước và sau chỗ trống để chọn từ phù hợp với nội dung.
- Xác định xem chỗ trống cần điền danh từ, động từ, tính từ, hay trạng từ.
- Sau khi điền, đọc lại đoạn văn để đảm bảo tính logic và mạch lạc.
Ví dụ:
“Anna and I are best friends. We ______ (like/likes) playing together.” → like.
8. Viết câu từ cụm từ gợi ý (Sentence Writing)
Với dạng bài này, con sẽ viết câu hoàn chỉnh dựa trên những từ vựng hoặc cụm từ gợi ý.
Gợi ý cách làm:
- Xác định cấu trúc câu chính với Chủ ngữ + Động từ + Bổ ngữ.
- Bổ sung các mạo từ, giới từ hoặc đại từ để câu có ý nghĩa.
- Đảm bảo đúng ngữ pháp, lưu ý thì của động từ và cách sắp xếp từ.
- Đọc câu để đảm bảo hợp lý về nghĩa và ngữ pháp.
Ví dụ:
“She / play / piano.” → She plays the piano.
9. Chuyển đổi câu (Transformation)
Với dạng bài tập ngữ pháp này, con cần chuyển câu từ dạng khẳng định sang phủ định, nghi vấn, hoặc các dạng khác.
Gợi ý cách làm:
- Phân tích câu gốc, tìm động từ và cấu trúc chính.
- Thêm từ phủ định (not), hoặc đảo trật tự câu khi cần.
- Kiểm tra ngữ pháp, đảm bảo câu chuyển đổi đúng cấu trúc.
Ví dụ:
“She is happy.” → She is not happy.
10. Điền từ loại đúng (Word Formation)
Đối với dạng bài này, con cần điền dạng từ đúng (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ).
Gợi ý cách làm:
- Đọc kỹ câu để hiểu rõ ngữ cảnh và ý nghĩa của câu để xác định dạng từ cần điền.
- Dựa vào vị trí của từ trong câu, xác định xem chỗ trống cần điền danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ.
- Sử dụng đúng các tiền tố (prefix) hoặc hậu tố (suffix) để biến đổi từ gốc. Ví dụ: “happy” → “happiness” hoặc “unhappy”.
- Sau khi điền, đọc lại câu để đảm bảo câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp và ý nghĩa.
Ví dụ:
“He is very ______ (help).” → helpful.
Các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Anh tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ rèn luyện và củng cố nền tảng ngôn ngữ. Để giúp con đạt hiệu quả cao, ba mẹ cần định hướng phương pháp học phù hợp, luyện tập đều đặn và khuyến khích con học ngữ pháp thông qua các hoạt động thú vị. Hãy đồng hành cùng con trên hành trình học tiếng Anh, bởi đó là chìa khóa mở ra những cơ hội lớn hơn trong tương lai!
Để lại một bình luận