Vì đâu mà các con lại “sợ nói Tiếng Anh” đến vậy? Bố mẹ hãy cùng Chip Chip tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục, giúp con chiến thắng nỗi sợ này nhé!
1. “Con xấu hổ vì nói sai, thua kém bạn bè”
Đây là một tâm lý thường gặp khi trẻ học Tiếng Anh giao tiếp trên trường hoặc tại các trung tâm đại trà. Khi học chung cùng bạn bè sẽ là con dao hai lưỡi tác động lên ý chí học hành của trẻ. Có những đứa trẻ có tính hiếu thắng luôn muốn trở thành người giỏi nhất thì môi trường cạnh tranh sẽ có lợi nhất cho trẻ để trẻ có cơ hội bộc lộ tối đa khả năng của mình.
Nhưng hiện nay đa số trẻ em Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở tính hiếu thắng ngầm, có thể thời gian đầu khi học cùng bạn bè bé sẽ cố gắng vươn lên nhưng sau một thời gian bé sẽ bị chững và nếu các điều kiện xung quanh như môi trường học tập, sự hỗ trợ của bố mẹ/ thầy cô không đủ để kích thích tinh thần thì bé dần dần sẽ chán học và tụt lại so với bạn bè. Lúc này khi thấy bạn bè xung quanh đều nói Tiếng Anh tốt hơn mình sẽ khiến bé nảy sinh tâm lý “giấu dốt”, ngại nói.
Với lý do này, bố mẹ cần quan tâm tới việc học Tiếng Anh giao tiếp của bé hơn. Cùng với đó là kết hợp các hoạt động khuyến khích tinh thần học hợp lý như phần thưởng, học cùng bé, chơi trò chơi Tiếng Anh cùng bé. Tuyệt đối bố mẹ không thúc ép, quát mắng con khi con có biểu hiện chán học.
Một gợi ý khác đó là các lớp học Tiếng Anh 1 kèm 1 cho bé. Việc học 1 thầy 1 trò sẽ hạn chế được tâm lý so sánh hơn thua ở trẻ và thầy cô có kinh nghiệm sẽ biết cách khích lệ trẻ học tập và giúp trẻ nhận thức được sự tiến bộ của mình qua mỗi ngày. Các thầy cô sẽ vừa là giáo viên, vừa là là bạn học đồng hành sẽ giúp trẻ tự tin nói Tiếng Anh hơn.
2. “Con ngại nói chuyện”
Không chỉ trẻ em mà có rất nhiều người dù đã trưởng thành nhưng vẫn “ngại nói”, không chỉ ngại nói Tiếng Anh mà thậm chí cả Tiếng Việt. Tâm lý này bắt nguồn từ môi trường sống thụ động, môi trường học không khuyến khích thể hiện bản thân hoặc có thể do tính cách hướng nội ít nói.
Để thay đổi, bố mẹ nên thường xuyên trao đổi trò chuyện với các con về các vấn đề thường nhật bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh. Nên tăng dần tần suất trò chuyện và chú ý biểu hiện của trẻ, nếu trẻ tỏ ra không thích hoặc nói ít về một vấn đề nào đó thì bố mẹ nên bỏ qua ngay chứ không nên cố ép bé trả lời nếu không sẽ gây ức chế ngược khiến bé không còn muốn chia sẻ với bố mẹ nữa.
Việc tập hợp các mẫu câu giao tiếp Tiếng Anh đơn giản cho bé sẽ rất hữu ích để bố mẹ và bé sử dụng mỗi ngày, sau sẽ trở thành thói quen giúp bé không còn e ngại khi nói Tiếng Anh nữa. Nếu có điều kiện, việc học Tiếng Anh giao tiếp 1 kèm 1 với giáo viên có kinh nghiệm sẽ giúp bé thoải mái bộc lộ khả năng ngôn ngữ của bản thân hơn.
3. “Con không thích học Tiếng Anh”
Đôi khi đây là hệ quả của sự kỳ vọng quá lớn từ bố mẹ đã gây áp lực đến việc học cũng như nói Tiếng Anh của trẻ. Học tiếng Anh ở trẻ em là một quá trình cần rất nhiều sự kiên nhẫn và động lực thú vị nên bố mẹ không nên thúc ép, nhắc nhở quá mức khiến các con lo lắng, ghét việc học và cuối cùng là sợ nói Tiếng Anh.
Nếu bé đã thể hiện sự chống đối không thích học và nói tiếng Anh thì bố mẹ nên tạm dừng việc học Tiếng Anh của bé một thời gian và bắt đầu lại từ đầu. Việc bắt đầu lại có thể khiến bố mẹ cảm thấy tốn công sức và tiền bạc nhưng đây lại là bước cần thiết để tìm lại hứng thú học Tiếng Anh trong bé.
Trước khi bắt đầu, bé cần trải qua một bài test năng lực để bé có thể bắt đầu học lại với khung chương trình không quá dễ khiến bé nhàm chán hay quá khó khiến bé hoang mang mà sẽ đúng ở mức ôn lại kiến thức cũ và từ từ khơi gợi sự tò mò của bé với những kiến thức mới, khích lệ bé nói chuyện nhiều hơn bằng Tiếng Anh.
Các thầy cô người nước ngoài có kinh nghiệm làm việc với trẻ em rất giỏi trong việc khơi gợi sự thích thú trong quá trình học nên bố mẹ hãy tin tưởng ở thầy cô và hạn chế thúc ép bé học. Trong giai đoạn đầu học tiếng Anh giao tiếp cho trẻ nhỏ, việc nói đúng ngữ pháp không quan trọng bằng việc bé thoải mái tự tin nói hoàn chỉnh nội dung.
4. “Mọi người dùng Tiếng Việt tại sao con lại phải nói Tiếng Anh?”
Một tâm lý chống đối khác cản trở việc nói Tiếng Anh của bé bắt nguồn từ việc bé không cảm thấy ý nghĩa của việc học Tiếng Anh. Để giúp bé thay đổi suy nghĩ này, bố mẹ nên tạo môi trường thân thiện sử dụng Tiếng Anh để khơi gợi cảm tình của bé với môn học này. Đó có thể là cùng bé xem các bộ phim hoạt hình bằng Tiếng Anh và bắt chước nói lại các đoạn hội thoại, cùng bé học các bài hát Tiếng Anh.
Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ nên sử dụng các mẫu câu Tiếng Anh đơn giản để giao tiếp với bé, việc làm này sẽ giúp bé trở nên quen thuộc với việc sử dụng Tiếng Anh hơn và không còn cảm thấy Tiếng Anh quá khó hay đáng sợ nữa. Trao đổi và học tập với các thầy cô người nước ngoài cũng là một biện pháp hữu ích giúp bé muốn học và nói Tiếng Anh nhiều hơn, chuẩn xác hơn.
5. “Con thiếu tự tin về Tiếng Anh của mình”
Có những đứa trẻ học Tiếng Anh khá tốt nhưng lại nhút nhát và thiếu tự tin nên hiếm khi nói Tiếng Anh trước mặt người khác. Một gợi ý dành cho bố mẹ chính là thường xuyên gợi chuyện và trao đổi Tiếng Anh với bé và thỉnh thoảng bố mẹ cũng có thể nói sai để bé chỉnh sửa, việc này sẽ giúp bé cảm thấy tự tin hơn và để bé hiểu người lớn cũng có thể nói sai tiếng Anh nên bé không phải sợ sai hay sợ kiến thức của mình chưa tốt sẽ khiến người khác chê cười. Khích lệ bé nói thật nhiều sẽ giúp bé vượt qua nỗi sợ nói Tiếng Anh.
Việc đăng ký lớp học Tiếng Anh giao tiếp 1 kèm 1 cho bé với thầy cô người nước ngoài là điều cần thiết vì khi bé đã quen với việc nói Tiếng Anh thì một người giáo viên luôn ở bên cạnh nhẹ nhàng điều chỉnh các lỗi sai sẽ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ một cách chính xác và hoàn hảo hơn.
Hy vọng bài viết trên của Chip Chip sẽ giúp bố mẹ tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để cùng con chiến thắng nỗi sợ hãi nói tiếng Anh.
Ngoài ra các khóa học Tiếng Anh giao tiếp 1 kèm 1 với giáo viên người nước ngoài của trường Quốc tế trực tuyến Chip Chip vẫn luôn sẵn sàng đồng hành cùng bố mẹ giúp bé vượt qua nỗi sợ này.
Bố mẹ có thể đăng ký học thử miễn phí ngay cho bé tại ĐÂY nhé!
Chip Chip, bé học tiếng Anh trực tuyến cùng giáo viên nước ngoài giỏi!
Trả lời