Đối với bé 5 tuổi, việc học ngữ pháp không cần quá phức tạp. Những cấu trúc câu cơ bản sẽ hữu ích hơn rất nhiều để con giao tiếp tiếng Anh dễ dàng. Dưới đây là những cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cho bé 5 tuổi rất đơn giản, nhưng cũng khá quan trọng. Ba mẹ xem và cùng con học nhé!
1. Cấu trúc “I am …”
Cấu trúc “I am …” giúp bé tự giới thiệu về bản thân. Đây là câu đơn giản giúp trẻ tự nói về những điều cơ bản như tên, tuổi, cảm xúc hoặc sở thích.
Ví dụ:
- I am Anna. (Con là Anna.)
- I am 5 years old. (Con 5 tuổi.)
- I am happy. (Con vui.)
Tham khảo bài viết: Lớp Học Trực Tuyến Tiếng Anh Cho Bé 4-5 Tuổi: Bé Học Hiệu Quả, Ba Mẹ An Tâm
2. Cấu trúc “This is …” và “That is …”
Cấu trúc “This is …” dùng để chỉ những thứ gần bé, trong khi “That is …” dùng khi muốn chỉ một vật ở xa hơn. Cấu trúc này giúp con mô tả và gọi tên các vật xung quanh mình. Để thực hành, ba mẹ có thể chỉ vào các đồ vật xung quanh và hỏi, “What is this?” hoặc “What is that?” rồi hướng dẫn con cách trả lời.
Ví dụ:
- This is my toy. (Đây là đồ chơi của con.)
- That is my mom. (Kia là mẹ của con.)
3. Câu hỏi “What is your name?”
Câu này được dùng để hỏi tên. Ba mẹ hãy dạy trẻ câu hỏi đơn giản này sẽ giúp con làm quen với cách hỏi và trả lời nhé.
Ví Dụ:
– What is your name? (Tên của bạn là gì?)
– My name is Ben. (Tên mình là Ben.)
4. Câu hỏi “How are you?”
Câu hỏi “How are you?” là một câu hỏi về tình trạng sức khỏe và cảm giác hiện tại của người được hỏi. Đây là cách chào hỏi phổ biến trong tiếng Anh để bày tỏ sự quan tâm đến sức khỏe và trạng thái của người khác. Trẻ có thể trả lời đơn giản với các cụm từ như “I’m fine, thank you” (Tôi khỏe, cảm ơn) hoặc “I’m good, thank you” (Tôi ổn, cảm ơn).
Ví dụ:
How are you? – I am fine, thank you. (Bạn cảm thấy thế nào? – Mình ổn, cảm ơn bạn.)
5. Cấu trúc “I like…” – ngữ pháp tiếng Anh cho bé 5 tuổi
Cấu trúc “I like …” giúp trẻ nói về sở thích của mình. Đây là một trong những cấu trúc dễ hiểu và thường gặp, để thể hiện những gì mình yêu thích. Ba mẹ có thể đặt câu hỏi “What do you like?” và hướng dẫn con trả lời với các đồ vật hay hoạt động mà trẻ yêu thích.
Ví dụ:
- I like apples. (Con thích táo.)
- I like playing. (Con thích chơi.)
CON LUYỆN TẬP TIẾNG ANH THẬT VUI VÀ HIỆU QUẢ CÙNG GIÁO VIÊN VÀ BẠN BÈ NƯỚC NGOÀI, ĐĂNG KÝ NGAY
6. Cấu trúc “It is a …”
Cấu trúc “It is a …” với chủ ngữ giả “It”, dùng để giới thiệu một vật hoặc một người. Đây là câu đơn giản giúp con nói về những thứ xung quanh mình. Ba mẹ có thể dùng các đồ vật hàng ngày như bút, sách, đồ chơi để thực hành với con và giúp trẻ nhận biết đồ vật.
Ví dụ:
- It is a cat. (Nó là con mèo.)
- It is a book. (Nó là cuốn sách.)
7. Câu “Can I …?”
“Can I …?” là câu hỏi phép lịch sự giúp trẻ hỏi xin phép khi muốn làm gì đó. Con có thể hỏi “Can I play?” khi muốn chơi hoặc “Can I have some water?” khi muốn uống nước.
Ví dụ:
- Can I play? (Con có thể chơi không?)
- Can I have some water? (Con có thể uống nước không?)
Tham khảo bài viết: TOP 4+ Video Tiếng Anh Cho Trẻ 5 Tuổi: Vừa Chơi Vừa Học Thật Vui
8. Cấu trúc “there is” và “there are”
Cấu trúc này được dùng để nói về sự tồn tại hoặc sự có mặt của người, vật tại một nơi nào đó. Dưới đây là cách sử dụng cơ bản:
There is + danh từ số ít/danh từ không đếm được Dùng khi nói về một vật hoặc một người. | Ví dụ: “There is a cat on the table.” (Có một con mèo trên bàn.) Ví dụ: “There is water in the bottle.” (Có nước trong chai.) |
There are + danh từ số nhiều Dùng khi nói về nhiều vật hoặc nhiều người. | Ví dụ: “There are three books on the shelf.” (Có ba quyển sách trên kệ.)Ví dụ: “There are some flowers in the garden.” (Có vài bông hoa trong vườn.) |
Lưu ý:
- Khi dùng với câu phủ định, thêm “not” sau “is” hoặc “are”:
Ví dụ: “There isn’t a cat on the table.” (Không có con mèo nào trên bàn.)
Ví dụ: “There aren’t any books on the shelf.” (Không có quyển sách nào trên kệ.)
- Khi đặt câu hỏi, đảo “there is/are” lên trước:
Ví dụ: “Is there a cat on the table?” (Có con mèo nào trên bàn không?)
Ví dụ: “Are there any books on the shelf?” (Có quyển sách nào trên kệ không?)
9. Câu mệnh lệnh
Câu mệnh lệnh (Imperative Sentence) là loại câu được dùng để đưa ra yêu cầu, lời khuyên, hoặc hướng dẫn. Trong tiếng Anh, câu mệnh lệnh bắt đầu bằng động từ nguyên mẫu và không có chủ ngữ.
Ví dụ:
- “Sit down.” (Ngồi xuống.)
- “Open your book.” (Mở sách ra.)
- “Listen carefully.” (Lắng nghe cẩn thận.)
Câu mệnh lệnh với “Don’t” (để nói “Không được làm gì”). Ví dụ:
- “Don’t run.” (Đừng chạy.)
- “Don’t touch that.” (Đừng chạm vào cái đó.)
Việc học ngữ pháp tiếng Anh cho bé 5 tuổi không chỉ là học cấu trúc câu, mà còn là làm quen với cách giao tiếp tự nhiên. Ba mẹ có thể sử dụng video minh họa từ YouTube để hỗ trợ con khi học, giúp trẻ hình dung rõ hơn cách sử dụng. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong hành trình cùng con học tiếng Anh dễ dàng và hiệu quả.
Trả lời