fbpx

Làm Thế Nào Để Con Mạnh Dạn Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn?

Bước ra khỏi vùng an toàn là một thách thức lớn đối với nhiều bé, nhưng đồng thời cũng là bước quan trọng để con trưởng thành và phát triển. Việc khuyến khích con mạnh dạn vượt qua giới hạn của mình không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng tự tin, mà còn là cơ hội để khám phá và học hỏi từ những trải nghiệm mới. 

Hãy tìm hiểu cách hỗ trợ con mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn ngay trong bài viết này. Theo dõi cùng Chip Chip nhé!

Vùng an toàn (Comfort Zone) là gì?

Vùng an toàn (Comfort Zone) là một trạng thái hoặc môi trường mà chúng ta cảm thấy thoải mái, quen thuộc và không có sự đe dọa đáng kể, nơi mà  mỗi người đều tự xây một tâm hồn có thể bảo vệ mình  tránh xa khỏi sự rủi ro bên ngoài. Đây có thể là một trạng thái tâm lý, một môi trường quen thuộc, hoặc một tư duy giới hạn mà con người tự đặt ra để bảo vệ bản thân khỏi những thách thức.

Theo nhà nghiên cứu tâm lý về quản trị hiệu quả làm việc Alasdair White, “vùng an toàn” của một người được hiểu là “trạng thái hành vi nội tâm khi một người hoạt động trong điều kiện không lo lắng”. Ở trong vùng an toàn một thời gian dài có thể gây ra sự thụ động, không muốn, không có ý chí đối mặt với những thử thách, khó khăn.

Tại sao con nên bước ra khỏi vùng an toàn?

Ý nghĩa của việc bé bước ra khỏi vùng an toàn
Ý nghĩa của việc bé bước ra khỏi vùng an toàn

Bước ra khỏi vùng an toàn có thể mang lại nhiều lợi ích cho con, bao gồm:

Phát triển bản thân

Khi bước ra khỏi vùng an toàn, con đối mặt với những thách thức mới trong cuộc sống. Điều này mang đến cơ hội tuyệt vời để bé phát triển nhiều kỹ năng đa dạng, cần thiết, chẳng hạn như sự kiên nhẫn, sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, … 

Bé mạnh dạn thoát khỏi vùng an toàn của mình chính là phá vỡ rào cản để trải nghiệm những tình huống mới, học hỏi từ những thử thách và phát triển kỹ năng tự chủ. Con cũng có cơ hội khám phá và phát triển khả năng tiềm ẩn của bản thân mà bé chưa biết đến.

Tham khảo bài viết: 9 Điều Quan Trọng Cần Nhớ Để Nuôi Dạy Con Theo Khoa Học

Mở rộng tầm nhìn

Các bé nhỏ ở trong vùng an toàn có thể bị hạn chế trong việc nhìn nhận thế giới xung quanh. Bước ra khỏi vùng an toàn giúp con mở rộng tìm hiểu được về đời sống thực tế, những giá trị văn hóa khác nhau và những kiến thức mà bé chưa biết đến trước đó. 

Con có thể học hỏi từ những trải nghiệm mới, hoặc từ nhiều người có suy nghĩ và quan điểm khác nhau mà bé gặp gỡ, … Càng học hỏi, kho tàng tri thức của bé sẽ càng mở rộng, nhờ đó, phát triển sự đa dạng trong tư duy và cách tiếp cận vấn đề.

Tự tin vào bản thân

Bước ra khỏi vùng an toàn giúp bé tự tin vào chính mình
Bước ra khỏi vùng an toàn giúp bé tự tin vào chính mình

Khi vượt qua những rào cản để vượt ra khỏi vùng an toàn, con sẽ trở nên tự tin hơn về khả năng của bản thân. Thay vì lo lắng, hoảng sợ, con sẽ nhận ra rằng mình có thể đối mặt với những thử thách mới, khó khăn và biết cách xử lý sao cho phù hợp. 

Sự tự tin này sẽ tạo động lực cho các bé trên con đường học hỏi thật nhiều kiến thức mới mẻ và phát huy tối đa năng lực của bản thân. Và cũng nhờ vậy, bé dần hình thành khả năng thích ứng với những thách thức mới và đối mặt một cách mạnh mẽ hơn.

Nắm bắt được cơ hội mới

Như đã đề cập ở trên, bé mạnh dạn ra khỏi vùng an toàn sẽ có thể mở rộng tầm nhìn và đối mặt với những thử thách. Nhờ vậy, con nắm bắt được những cơ hội tuyệt vời để học hỏi, phát triển kỹ năng và khám phá những khả năng tiềm năng của mình.

Bước ra khỏi vùng an toàn giúp bé trở nên linh hoạt, sẵn sàng thích ứng với môi trường mới và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Bé sẽ học cách mạnh mẽ khi đối mặt với các tình huống mới và không còn ngại xa lánh hay tránh né khó khăn.

Hơn nữa, con có thể tìm hiểu được sở trường, sở đoản từ việc tiếp cận với những con người mới, những thách thức mới mà bé không thể có nếu chỉ ở trong vùng an toàn. Và thế là, không một cơ hội nào bé bỏ lỡ!

BÉ HỌC TIẾNG ANH ONLINE VỚI GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI, CHỈ 60.000Đ/ BUỔI HỌC >> TÌM HIỂU NGAY

Làm thế nào để con mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn?

Làm thế nào để con mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn?
Làm thế nào để con mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn?

Để giúp con mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn, dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bố mẹ:

Khuyến khích bé tự lập và dám đương đầu với khó khăn

Tình yêu và bảo bọc từ các bậc cha mẹ đối với con là vô điều kiện và thiêng liêng nhất trên thế gian này. Đây là điều không thể nào chối cãi, tuy nhiên, đôi khi việc quá chăm sóc, nuông chiều và bảo vệ con có thể khiến bé trở nên quá phụ thuộc và e ngại trước những khó khăn, những điều mới lạ. Tâm lý “cha mẹ sẽ giúp việc khó” vô tình khiến bé lo sợ và ngại va chạm.

Không chỉ vậy, môi trường gia đình ôn hòa và an nhàn có thể khiến con hiểu sai rằng mọi vấn đề đều có thể được giải quyết bởi bố mẹ, không cần phải tự mình đối mặt. Khi không có kỹ năng tự giải quyết vấn đề, con dễ bị bất mãn và không biết cách xử lý những tình huống khó khăn, dẫn đến trạng thái chán nản hoặc thậm chí là sợ hãi.

Vì vậy, việc tạo điều kiện cho con trải nghiệm cuộc sống và phát triển kỹ năng tự lập, mạnh dạn đương đầu với thử thách là rất quan trọng. Dưới đây là một vài gợi ý để bố mẹ giúp bé tự lập và cứng cáp hơn trước khó khăn:

  • Hãy cho bé tham gia vào quá trình ra quyết định, để con cảm thấy tự chủ và có trách nhiệm với lựa chọn của mình.
  • Đừng ngần ngại động viên con tham gia những thử thách thú vị và phù hợp với khả năng của bé, chẳng hạn như các cuộc thi hùng biện, cuộc thi khoa học hoặc các chương trình hoạt động ngoại khóa, …
  • Luôn đừng quên đứng sau lưng bé, hỗ trợ và khích lệ khi con rằng không nên nản lòng khi thất bại, thay vào đó, hãy học hỏi từ thất bại.
  • Xây dựng thói quen tự học và chủ động trong học tập cho bé ngay từ nhỏ.

Giúp con tự tin vào khả năng của mình

Hãy tạo điều kiện cho con để bé tin tưởng vào khả năng của mình. Bằng cách xây dựng nơi con sự tự tin, bé sẽ dễ dàng hơn trong việc vượt qua sự sợ hãi và bước ra khỏi vùng an toàn. 

Bố mẹ có thể thử áp dụng theo một số gợi ý dưới đây nhé:

  • Luôn lời khen ngợi và khích lệ con khi bé hoàn thành một công việc tốt, dù là nhỏ nhặt. Điều này giúp con cảm thấy được đánh giá và động viên.
  • Hướng dẫn con những kỹ năng và kiến thức cần thiết, cung cấp sự hỗ trợ khi con gặp khó khăn. Việc thấy mình tiến bộ và thành thạo hơn sẽ giúp con tăng thêm tự tin.
  • Luôn nói với con các câu khuyến khích như “Con làm được”, “Con thông minh và tài năng” để tạo động lực và niềm tin trong con.
  • Xây dựng một môi trường tích cực, có sự ủng hộ, mà ở đó, con luôn được khích lệ, khuyến khích và đồng hành trong quá trình phát triển bản thân.

Cùng con khám phá sở thích và xây dựng mục tiêu

Dành thời gian cùng bé tìm hiểu sở thích của bản thân
Dành thời gian cùng bé tìm hiểu sở thích của bản thân

Khuyến khích con khám phá và theo đuổi những sở thích và mục tiêu cá nhân cũng là yếu tố cần thiết để bé mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn. Hãy hỗ trợ con trong việc tìm hiểu và phát triển xoay quanh sở thích của bé. Sự đam mê và mục tiêu sẽ truyền động lực cho con vượt qua khó khăn và theo đuổi ước mơ.

Cùng con đối mặt với sự sợ hãi bằng cách từ từ tiếp cận

Hãy giúp con vượt qua sự sợ hãi bằng cách tiếp cận chậm rãi. Không ép bé phải đối mặt với những thử thách lớn ngay từ đầu, mà hãy khuyến khích các con từng bước nhỏ và dần dần mở rộng giới hạn. Con dần có được những thành công nhỏ ban đầu, sự tự tin và sẵn lòng đối mặt với những thử thách khó khăn sẽ tăng lên.

Ví dụ, để giúp bé vượt qua nỗi sợ nước, bạn có thể bắt đầu bằng việc cho con tiếp xúc với nước thông qua việc chơi ở nhà, như dùng bát nước để chơi hoặc bơi trong bồn tắm, … Dần dần, khi con quen với cảm giác nước, có thể dẫn dắt con đến bể bơi nhỏ để làm quen. Khi con cảm thấy thoải mái hơn, hãy hỗ trợ con học bơi bằng cách tham gia lớp học bơi dành cho trẻ em.

Tham khảo bài viết: Bí Quyết Dạy Bé Ngoan Và Thông Minh Dành Cho Bố Mẹ

Bằng việc hỗ trợ và khuyến khích con mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn, tức là bố mẹ đang giúp con phát triển kỹ năng tự tin, tự lập, … và sẵn sàng đón nhận thách thức trong cuộc sống. Hãy cùng đồng hành và ủng hộ con trên con đường khám phá và phát triển bản thân nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Press ESC to close